Trẻ bị cúm A có phải đi khám không ? Cách điều trị cúm A ở trẻ

Hiện nay dịch cúm A đang xuất hiện, khá nhiều người nhiễm nhưng không biết mình bị nhiễm cúm. Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

1. Cúm A là gì ? Đối tượng nào dễ mắc cúm A

Cúm A là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thường xuất hiện nhiều trong dịch bệnh cúm mùa do chúng có khả năng phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới. Ai cũng có thể bị mắc cúm A, đặc biệt dễ mắc là trẻ em.

Có hai nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng dễ nhiễm virus cúm A: Thứ nhất là vì trẻ thường chưa biết tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với môi trường, người mang mầm bệnh ( đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân thường xuyên,...). Đặc biệt trẻ cũng dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài như trường mầm non, trường học là những nơi mà virus cúm dễ lây lan.

Lý do thứ hai là bởi những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của bé vẫn đang hoàn thiện, còn non yếu nên dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.  

 Ngoài ra, trẻ có bệnh lý mãn tính như mắc bệnh về đường hô hấp (hen, bệnh phổi mạn), bệnh lý tim mạch,... khi nhiễm cúm, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ càng cao hơn. 

2. Bệnh cúm A lây qua đường nào 

Virus cúm A rất dễ lây lan trong không khí. Khi người bệnh ho hắt hơi, tiếp xúc với mọi người, dịch tiết từ mũi, họng hay các giọt bắn đều mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài khiến người lành chưa được chủng ngừa hít phải dẫn đến nhiễm bệnh. Các dịch này khi vấy bẩn lên đồ ăn, vật dụng cũng có thể truyền virus gây bệnh. Do vậy tốc độ lây lan khá nhanh, có thể gây nên đại dịch nếu không có ý thức phòng, chữa bệnh. 

3. Triệu chứng khi nhiễm cúm A như thế nào  

Các triệu chứng của cúm A thường xuất hiện đột ngột: Sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi, đau họng, ớn lạnh. Ngoài ra trẻ có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi chán ăn, quấy khóc.

 Trẻ sốt cao, liên tục, hết thuốc hạ sốt lại sốt, người mệt li bì. Nếu trẻ sốt cao 39-40 độ liên tục, mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh hiện tượng co giật.

Cúm A có thể tự khỏi khi điều trị triệu chứng nhưng cũng có thể tiến triển thành biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm não, hen phế quản kịch phát… gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bố mẹ cần lưu ý và theo dõi tình hình sức khỏe của bé một cách cẩn thận, khi gặp các triệu chứng nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi. Một số triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị cúm A bao gồm:

  • Thở nhanh, thở rút ngực, khó thở;

  • Mặt xanh xao, da và môi tái nhợt;

  • Trẻ có dấu hiệu nôn liên tục; 

  • Trẻ bị đau ngực;

  • Xuất hiện co giật;

  • Tiểu ít hoặc bé không có nước tiểu trong vòng 8 giờ;

  • Li bì, thay đổi tri giác, bỏ bú;

  • Sốt cao khó hạ…

4. Điều trị cúm A ở trẻ như thế nào?

Trong trường hợp bé mắc cúm A nhẹ, bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Chủ yếu điều trị triệu chứng kết hợp với chế độ dinh dưỡng là trẻ sẽ khỏi bệnh: 

  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt từ 38 độ, hoặc các biện pháp vật lí như chườm nóng 

  • Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. 

  • Uống nhiều nước, uống oresol và hạn chế các thực phẩm lạnh. 

  • Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường thở cho bé, giảm dịch nhầy giúp bé dễ thở hơn;

  • Nếu trong 7 ngày triệu chứng không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh khi không có sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ. 

5. Biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả 

  • Tiêm Vacxin phòng cúm được khuyến cáo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và nên tiêm lặp lại hàng năm. 

  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, khi ra đường nhớ đeo khẩu trang cho bé. Khi có người trong nhà cần giữ khoảng cách cho trẻ. 

  • Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, …

  • Bổ sung thực phẩm, sản phấm chứa vitamin C, betaglucan hỗ trợ tăng cường đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh chống lại bệnh tật. 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ba mẹ nhận biết và chăm sóc cho bé trong mùa bệnh dịch cúm A này. 
SiroSwiss luôn đồng hành cùng ba mẹ trong chặng đường nuôi con khôn lớn. 


 

 
Mẹ muốn tìm hiểu thêm

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP