7 cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nên rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây bệnh. Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây giúp mẹ có thêm kiến thức hỗ trợ con trưởng thành khỏe mạnh.

Vai trò của hệ miễn dịch đối với trẻ sơ sinh

Thời điểm còn trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang. Quá trình truyền được gọi là "miễn dịch thụ động". Các kháng thể này bảo vệ trẻ tránh khỏi tác nhân gây bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, theo thời gian "miễn dịch thụ động" không tạo ra sức đề kháng lâu dài vì kháng thể sẽ giảm mạnh sau 6 tháng tuổi. Giai đoạn sau đó chính là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" do sự suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện cùng với sự gia tăng tiếp xúc môi trường bên ngoài.

Vai trò của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Việc “xây dựng hàng rào” miễn dịch cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp trẻ tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút mà còn tạo tiền đề để trẻ phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho trẻ bước vào giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" một cách nhẹ nhàng nhất. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là việc làm rất cần thiết. 

Thời điểm hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện

Như chúng ta đã biết, hệ miễn dịch của trẻ nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ mẹ. Tuy nhiên, “miễn dịch tự thụ động” là không tạo ra sức đề kháng lâu dài. Từ 6 tháng tuổi trở đi thì kháng thể IgG mẹ truyền sang trẻ giảm đi rất nhiều. Muốn hệ miễn dịch ở trẻ hoàn thiện thì phải đến năm 3- 4 tuổi, hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. 

7 cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh 

Tăng hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh là điều mà bà mẹ nào cũng lo lắng. Nếu trẻ có hệ miễn dịch tốt ngay từ khi sinh ra và liên tục được chăm bẵm thì lớn lên sẽ khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn. Những cách dưới đây có thể giúp mẹ xây dựng nền tảng sức khỏe cho trẻ sơ sinh ổn định nhất. 

1. Nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Trẻ được bú ngay từ những giờ đầu sau sinh có hệ miễn dịch tốt hơn so với trẻ không được bú. Trong sữa mẹ có nồng độ globulin cao giúp hình thành các yếu tố kháng thể phòng chống bệnh nhiễm khuẩn và vi rút hiệu quả. Hơn thế, lactoferrin trong sữa ức chế sự hấp thu sắt của vi khuẩn, gây cản trở trong sự trao đổi chất của vi khuẩn và đóng vai trò như một chất kháng khuẩn phòng ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn. Các probiotic trong sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp và tiêu hóa.

Cho trẻ bú ngay sau sinh

2. Cho trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, còn giúp trẻ thư giãn, thoải mái và phát triển thông minh. Tại vì trong lúc ngủ, cơ thể trẻ sản sinh ra hormone tăng trưởng nhiều nhất. Các hormone này giúp bé lớn nhanh và tăng chiều cao một cách đáng kể. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi trung bình mỗi trẻ cần được ngủ khoảng 18 tiếng một ngày. Trẻ ở độ tuổi tập đi cần ngủ từ 12 - 13 tiếng/ ngày. 

3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, dinh dưỡng của trẻ được đảm bảo hoàn toàn bằng sữa mẹ vì lúc này sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể thụ động, giúp bé chống chọi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì hiện tại, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất ra kháng thể.

Từ 6 tháng trở đi là thời điểm trẻ ăn dặm. Mẹ cần chế biến thực đơn ăn dặm sao cho dễ hấp thu nhất, tránh chứng khó tiêu đầy bụng, hay rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Vì thời gian này trẻ vẫn bú sữa nên mẹ cũng phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng này trong khẩu phần ăn uống của mình hàng ngày.

Tham khảo thêm: Giải pháp chăm sóc hồi phục cho trẻ hậu Covid-19 

4. Khử khuẩn quần áo trẻ sơ sinh

Vi khuẩn và bụi bẩn lơ lửng trong không khí mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nó cũng có thể là tác nhân làm tổn hại tới hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Giặt quần áo chưa hẳn bảo vệ trẻ khỏi những mầm bệnh mà hệ miễn dịch non yếu của trẻ không thể chống chọi. Vì thế, mẹ hãy thường xuyên khử khuẩn trên quần áo của bé. 

5. Bảo vệ làn da của trẻ

Làn da trẻ nhạy cảm và dễ tổn thương vô cùng. Nếu không được chăm sóc bảo vệ, chúng dễ dàng bị vi khuẩn thâm nhập, qua đó, tấn công hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh thường gặp ở trẻ. 

6. Thường xuyên massage cho con 

Thường xuyên Massage giúp trẻ thở đều hơn, kích thích tăng trưởng và tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ. Một nghiên cứu cho thấy, các bé 10 tuần tuổi thường xuyên được massage lưng thì ít bị cảm lạnh và tiêu chảy hơn so với các trẻ khác. Trẻ được ít xoa bóp đồng nghĩa với việc có hệ miễn dịch kém hơn. Những cái chạm tay của mẹ giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Massage thường xuyên cho trẻ

7. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh

Chủng ngừa nhiều loại vắc-xin cho trẻ sơ sinh mục đích chính là bảo vệ trẻ tránh khỏi 1 số bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng là do có hệ thống miễn dịch non yếu so với trẻ lớn hơn và người lớn. Tiêm phòng làm giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm thường gặp hoặc có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. 

Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách tăng hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Một hệ miễn dịch tốt giúp con tránh khỏi những vi rút, vi khuẩn gây bệnh, cho con phát triển ổn định, có nền tảng sức khỏe vững chắc, từ đó tự do khám phá thế giới xung quanh để phát triển một cách toàn diện nhất.

Các mẹ cần tư vấn xin liên hệ
Hotline: 0915.553.579
Fanpage: SiroSwiss- An tâm con khỏe mạnh 
Website: http://siroswiss.com/
SiroSwiss tự tin sẽ là dòng sản phẩm tốt nhất đồng hành cùng mẹ trong quá trình con khôn lớn. 

 

Mẹ muốn tìm hiểu thêm

NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP